Đất nông nghiệp là tài sản quý giá của bà con nông dân Việt Nam, là công cụ mang lại thu nhập, nguồn sống cho họ. Nhưng khi có lệnh thu hồi đất nông nghiệp từ Nhà nước thì việc đền bù đất nông nghiệp cho nông dân sẽ được quy định như thế nào? Các khoản tiền đền bù đất nông nghiệp, hỗ trợ người nông dân khi bị thu hồi là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Vì sao khi thu hồi đất nông nghiệp Nhà nước phải tiến hành đền bù?
Nông nghiệp vẫn là một trong những ngành trọng yếu tại Việt Nam ta. Bằng chứng là hằng năm, nước ta đã xuất khẩu hàng trăm tấn nông sản, đứng thứ 2 trong việc xuất khẩu gạo ra thế giới. Có thể thấy tầm quan trọng của nông nghiệp đối với Việt Nam nói chung và nhân dân nói riêng.
Do đó, khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp nhằm phục vụ cho các mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội hay các mục đích khác thì người nông dân nếu có đủ điều kiện hưởng bồi thường theo luật đền bù đất đai mới nhất năm 2020 sẽ được đền bù. Vì đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân và điều này gây ra những tác động không nhỏ, trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống, kinh tế người bị thu hồi đất.
Chính vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất cần phải có phương án bồi thường phù hợp cho người dân. Để họ có thể mau chóng tiếp tục lao động, sản xuất, ổn định đời sống. Tuy nhiên, bởi không nắm rõ quy định về việc đền bù đất nông nghiệp nên nhiều người băn khoăn và lo lắng vì sợ bị thiệt thòi. Vậy khi thu hồi đất nông nghiệp sẽ có cách tính đền bù như thế nào?
Các hình thức đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi
Tại Điều 74 Luật đất đai 2013 có quy định rõ ràng về nguyên tắc đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Bất kì người dân nào có đất bị thu hồi mà sở hữu đủ điều kiện được hưởng bồi thường sẽ được đền bù bằng hai hình thức như sau:
Đền bù bằng đất nông nghiệp
Việc đền bù bằng đất nông nghiệp được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất vừa bị thu hồi. Có nghĩa là nếu loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng đất nông nghiệp khác có cùng một diện tích tương đường và phù hợp.
Đền bù bằng tiền mặt
Trong trường hợp, nếu khu vực đó không có đất thích hợp để đền bù thì người dân sẽ được bồi thường bằng một khoản tiền bằng với giá trị chuyển quyền sử dụng đất bị thu hồi trước đó (Tính theo giá đất ở thời điểm thu hồi).
Lưu ý: Trường hợp bồi thường bằng cách giao đất mới, nếu phát sinh sự chênh lệch về giá trị thì người dân cũng phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
Tóm lại, các cá nhân, hộ gia đình khi có đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi sẽ được đền bù bằng đất có cùng diện tích và mục đích sử dụng để nhanh chóng ổn định, tiếp tục lao động sản xuất. Hoặc sẽ được đền bù bằng tiền nếu không có đất phù hợp. Tiền đền bù sẽ được tính theo giá đất vào thời điểm có quyết định thu hồi.
Những khoản hỗ trợ khác khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Ngoài các khoản đền bù đất nông nghiệp vừa được nêu ở phần 2, người dân sẽ còn được Nhà nước xem xét và hỗ trợ thêm các khoản tiền khác. Các khoản hỗ trợ này đã được quy định tại Khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013 như sau:
Hỗ trợ tiền ổn định đời sống và sản xuất
Tại Khoản 5 Điều 4 Nghị Định 1/2017/NĐ-CP đã quy định và hướng dẫn cụ thể các khoản hỗ trợ thêm cho người dân đang sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, giúp các đối tượng đang có thu nhập chính dựa trên phần đất bị thu hồi có thể phần nào nhanh chóng ổn định đời sống mình, giảm thiểu những ảnh hưởng, tác động. Đồng thời, có thể tiếp tục lao động sản xuất liền ngay trên phần đất được đền bù (nếu hưởng bồi thường bằng đất nông nghiệp tương đương).
Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm mới
Riêng các trường hợp cá nhân hay hộ gia đình chủ yếu sinh sống dựa trên sản xuất đất nông nghiệp, có đất bị thu hồi, tác động đến mạnh đến nguồn thu nhập thì sẽ được xem xét hỗ trợ, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm mới.
Mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh căn cứ và quy định dựa trên tình hình thực tế tại từng địa phương. Địa phương có trách nhiệm lập và phê duyệt, đồng thời có các phương án đào tạo, chuyển đổi nghề cho người bị thu hồi đất. Tìm kiếm nghề nghiệp mới với phương án hỗ trợ bồi thường, tái định cư. Lưu ý rằng trong quá trình lập phương án này phải lấy ý kiến của cả người bị thu hồi đất nông nghiệp.
Các khoản hỗ trợ khác
Các khoản hỗ trợ ngoài này sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và căn cứ theo tình hình thực tế ở mỗi địa phương. Mục đích là để đảm bảo công bằng với người bị thu hồi đất nông nghiệp. Đảm bảo 100% người dân đều phải có chỗ ở để ổn định đời sống, sản xuất.
Ngoài ra, các trường hợp cá nhân, hộ gia đình đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà Nhà nước thực hiện thu hồi đất nhưng không đủ điều kiện để hưởng đền bù đất nông nghiệp thì UBND cấp tỉnh sẽ xem xét, hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương.
Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp mới nhất khi bị thu hồi
Giá đền bù đất nông nghiệp khi bị thu hồi
Như đã đề cập ở phần 2, trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không thể bồi thường bằng một diện tích đất tương đương khác cho người dân thì sẽ tiến hành đền bù bằng tiền.
Việc xác định giá đất đền bù đất nông nghiệp sẽ dựa trên bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành. Mức giá này sẽ dựa trên các cơ sở như thông tin về thửa đất, giá đất thị trường, thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai. Từ đó có phương pháp định giá đất phù hợp.
Đất đền bù là đất trong hạn mức cấp đất nông nghiệp ở địa phương. Phần diện tích đất không vượt quá hạn mức được phép đền bù. Nhưng được đền bù chi phi đầu tư vào phần đất còn lại. Như vậy, giá đền bù đất nông nghiệp mới nhất 2020 sẽ được tính bằng
Tiền đền bù = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VND/m2) |
Trong đó,
Giá đền bù đất = Giá đất ghi trong bảng giá đất (thời điểm thu hồi) x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có). |
Giá đền bù đất nông nghiệp về ổn định đời sống và sản xuất
Điều 19 Nghị Định 47/2014/NĐ-CP có quy định về mức giá đền bù đất nông nghiệp cho khoản ổn định đời sống và sản xuất như sau:
a. Phí hỗ trợ ổn định đời sống
Mức phí hỗ trợ cho một người sẽ được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo / tháng. Tính theo mức giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương. Trong đó:
Thu hồi 30 – 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì hỗ trợ tối đa
- 6 tháng nếu không cần phải di chuyển chỗ ở
- 12 tháng nếu cần phải di chuyển chỗ ở
- 24 tháng khi phải di chuyển đến các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc quá khó khăn.
Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ
- 12 tháng nếu không cần phải di chuyển chỗ ở
- 24 tháng nếu cần phải di chuyển chỗ ở
- 36 tháng trong trường hợp di chuyển đến các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc những nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn.
b. Phí hỗ trợ ổn định sản xuất
Hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất là = 30% / năm thu nhập sau thuế. Được tính theo mức thu nhập trung bình của 3 năm liền kề trước đó.
Ngoài ra, các cá nhân, hộ gia đình chọn đền bù đất nông nghiệp bằng đất sẽ được hỗ trợ thêm về giống cây trồng, vật nuôi phục vụ mục đích sản xuất cùng với các dịch vụ khuyến nông và khuyến lâm, các dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi kết hợp các kỹ thuật nghiệp vụ khác đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.
Tiền hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm mới với cá nhân cũng được quy định rõ tại Khoản 6 Điều 4 Nghị Định 1/2017/NĐ-CP với mức phí được tính như sau:
Tiền hỗ trợ = Diện tích đất được đền bù (m2) x Giá đền bù đất nông nghiệp trong bảng giá đất x Hệ số bồi thường do từng địa phương quy định. |
Mặc dù, hệ số bồi thường và giá đền bù đất nông nghiệp do địa phương quy định nhưng tối đa không vượt quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất.
Trên đây là những quy định về đền bù đất nông nghiệp mới nhất 2020 cùng với giá đền bù đất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi mà nhà lộc phát cung cấp cho mọi người. Thông qua bài viết này, những người dân quan tâm đến vấn đề này sẽ có hiểu biết tốt hơn về luật đền bù đất đai nhé!