Hiện nay, trên thị trường bất động sản Việt Nam tồn tại nhiều loại pháp lý cũng như sổ (giấy chứng nhận nhà đất) được lưu hành và sử dụng. Bên cạnh các loại sổ đỏ, sổ hồng thì vẫn còn tồn tại một loại sổ khá mới mẻ với nhiều người chưa có kinh nghiệm đó chính là sổ vàng nhà đất. Vậy sổ vàng nhà đất là gì? Thủ tục quy trình đăng ký sổ vàng nhà đất là như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Sổ vàng đất đai là gì? Sổ vàng là loại sổ thường không được nhắc đến nhiều trong các cuộc giao dịch, mua bán nhà đất so với 2 loại sổ “anh em” của nó là sổ hồng và sổ đỏ. Tuy nhiên, sổ vàng vẫn có vai trò nhất định trong pháp lý nhà đất, đây cũng là loại giấy tờ quan trọng và có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền sử dụng đất của chủ sở hữu.
Trên thực tế, pháp luật Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao, đồng bộ hóa, hướng các loại giấy tờ, chứng nhận cũ sang mẫu mới, đẹp và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, pháp luật vẫn luôn tạo hướng mở cũng như thừa nhận giá trị, hỗ trợ các loại giấy tờ chứng nhận cũ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân, cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức. Bởi không hẳn trong mọi trường hợp thì người dân có thể nắm rõ các quy định, thủ tục mới nhất có liên quan về giấy chứng nhận.
Khái niệm sổ vàng nhà đất là sổ gì?
Theo như thực tế hiện nay không có bất kì văn bản nào ghi nhận cụ thể về định nghĩa sổ vàng là sổ gì? Hầu như đây cũng là tình trạng chung cho mọi loại sổ (giấy) chứng nhận cũ tương tự cho sổ xanh, sổ trắng… Dựa trên sự hiểu biết và nghiên cứu về sổ trắng, sổ xanh thì sổ vàng cũng là một trong những loại giấy xác nhận việc đăng ký đất đai lần đầu.
Theo quy định của pháp luật thì khi tiến hành thủ tục đăng ký đất đai lần đầu, người sử dụng hay chủ sở hữu mảnh đất sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký lần đầu có màu vàng, màu xanh hoặc màu khác mà không phải là màu đỏ như loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông thường ta hay bắt gặp.
Xét về ý nghĩa bản chất thì sổ vàng nhà đất cũng mang ý nghĩa ghi nhận quyền sử dụng, sở hữu đối với đất đai, tài sản trên đất của chủ sở hữu. Nhưng sổ vàng chỉ có thể xem là một trong những căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không hoàn toàn mang các đặc điểm, giá trị pháp lý như những mẫu sổ đỏ hay sổ hồng đang lưu hành hiện nay trên thị trường.
Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu là gì?
Tại Khoản 1 Điều 95 Luật đất đai 2013 về việc đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất có quy định rõ việc đăng ký đất đai là điều bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền được thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Đồng thời cũng tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định rằng việc thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu là để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất cũng như quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
Mục đích của việc đăng ký đất đai lần đầu là để Nhà nước quản lý và đây cũng là thủ tục bắt buộc phải làm, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc cấp giấy chứng nhận khi có nhu cầu.
Đăng ký đất đai lần đầu được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
Theo Khoản 3 Điều 95 Luật đất đai 2013 dành cho
- Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng
- Thửa đất đang được sử dụng mà chưa đi đăng ký
- Thửa đất được giao để quản lý mà chưa tiến hành đăng ký
- Nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất chưa được đăng ký
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký sẽ được ghi vào sổ địa chính, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền nếu có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của điều luật này cùng với các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền hoặc chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp trước đó.
Hồ sơ quy trình đăng ký đất đai lần đầu (sổ vàng nhà đất)
Hồ sơ đăng ký sổ vàng nhà đất, trình tự và quy trình các bước đăng ký đất đai, tài sản gắn liền lần đầu được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường, Điều 70 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn đăng ký theo mẫu cho sẵn số 04a/DK
- Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất (bản sao)
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất nếu có (bản sao)
Trong trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hay quyết định của Tòa án về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế của thửa đất liền kề, kèm theo đó là sơ đồ thể hiện vị trí, cùng phần diện tích thửa đất mà người sử dụng mảnh đất liền kề có quyền sử dụng hạn chế.
Nơi nộp hồ sơ và cơ quan giải quyết
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký sổ vàng đất đai bạn sẽ nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận huyện hoặc các cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Như vậy có thể thấy khái niệm sổ vàng nhà đất là gì chỉ là định nghĩa dùng để chỉ thủ tục đăng ký đất đai lần đầu. Cá nhân, hộ gia đình nên phân biệt rõ tính chất pháp lý với giấy chứng nhận hiện nay đang ban hành. Giấy chứng nhận đang lưu hành hiện nay nhằm tiến hành đầy đủ các thủ tục cần thiết về quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất được ghi nhận một cách hợp pháp.
Nếu còn có vấn đề thắc mắc về các vấn đề pháp lý nhà đất, các loại sổ (giấy) chứng nhận bạn có thể liên hệ với công ty bất động sản nhà lộc phát để được chúng tôi tư vấn, giải đáp dễ dàng, nhanh nhất và tiện lợi.