Khi mua nhà hoặc đang chuẩn bị xây nhà bạn nên tìm hiểu và biết về lộ giới là gì? Việc có kiến thức về lộ giới sẽ giúp bạn tránh được những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của bạn. Nhiều gia đình vì không tìm hiểu về lộ giới là gì, chỉ giới xây dựng là như thế nào đã phải mất oan uổn mấy mét đất sau khi xây dựng xong.
Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của mọi khách hàng, giúp mọi người không còn cảm thấy mơ hồ về các quy định mốc lộ giới đường bộ thì bài viết sau đây nhà lộc phát sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức về lộ giới mới nhất 2020 mà bạn cần nắm.
Định nghĩa lộ giới là gì?
Lộ giới hay còn được gọi là chỉ giới đường đỏ là mốc ranh giới nằm trong vùng quy hoạch mở đường hoặc mở rộng hẻm tùy theo từng khu vực khác nhau. Lộ giới là khái niệm vô cùng quan trọng bạn cần phải hiểu rõ trước khi muốn mua nhà hay xây nhà (đặc biệt là nhà đất tại các trung tâm thành phố lớn của nước ta).
Lộ giới là một trong những thuật ngữ rất phổ biến trong quản lý quy hoạch sử dụng đất đô thị đã được quy định rõ tại Điều 3 Luật xây dựng 2014 và Luật giao thông đường bộ.
Cụ thể, lộ giới sẽ được tính từ mốc chỉ giới đường đỏ ngay tim đường sang hai bên một khoảng cách nhất định (vì còn khoảng lưu thông từ mép đường đến điểm chỉ lộ giới). Đây là phần người dân không được phép xây dựng khi không có sự cho phép, phê duyệt của cơ quan nhà đất liên quan.
Hay nói một cách đơn giản, dễ hiểu hơn lộ giới là ranh giới nhằm phân định cụ thể, rạch ròi phần đất được phép xây dựng và phần đất được dùng để phục vụ cho việc quy hoạch đất đai, mở rộng giao thông hoặc các công trình công cộng khác trong tương lai theo yêu cầu của Nhà nước.
Thông thường, cơ quan Nhà nước sẽ cắm cọc lộ giới 2 bên đường để cảnh báo người dân về việc không được xây dựng những công trình kiên cố trong phạm vi các mốc lộ giới. Việc nắm không kĩ các quy định lộ giới mà bạn xây nhà trong lộ giới thì chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề không đáng có, thậm chí là mất tiền “oan” khi đất bị xử lý và vướng vào pháp lý vì vi phạm quy định của pháp luật.
Ở tại các khu đô thị, thành phố lớn của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều người dân chưa xác định được lộ giới có bao gồm vỉa hè hay không? Định nghĩa lộ giới ở các khu đô thị lớn sẽ bao gồm toàn bộ lòng đường, lề đường cũng như vỉa hè dành cho người đi bộ. Nhưng hiện nay, tình trạng chiếm lấn vỉa hè để phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán của người dân là rất phổ biến. Các đội quản lý trật tự, an ninh đô thị đã phải xử phạt các trường hợp vi phạm mốc lộ giới đường những vẫn chưa được triệt để. Chính vì vậy, có thể nói ý thức của người dân đóng vai trò không hề nhỏ trong vấn đề này.
Riêng tại các khu dân cư mới đang hình thành các cột mốc lộ giới cũng đã được cắm đầy đủ để tránh tình trạng người dân không biết và vi phạm vào phần đất nằm trong bản đồ quy hoạch.
Khái niệm chỉ giới đường đỏ là gì?
Chỉ giới đường đỏ là định nghĩa dùng để chỉ đường ranh giới đã được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được phép xây dựng công trình và phần đất dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian cho các công cộng khác (Căn cứ theo Điều 3 Luật xây dựng 2014).
Cách xác định lộ giới cho nhà đất bạn cần biết
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn để cho người dân có thể xây dựng nhà cửa và các công trình kiên cố khác trên khu vực đất đó.
Trên thực tế phần chỉ giới xây dựng có thể được phép trùng lập với chỉ giới đường đỏ nếu như công trình được xây dựng nằm sát với chỉ giới đường đỏ (phần ranh giới của lô đất) hoặc lùi vào so với chỉ giới đường đỏ theo đúng yêu cầu của quy hoạch nhà nước đề ra.
Như đã đề cập ở phần trên, thông thường cơ quan Nhà nước sẽ cắm cọc lộ giới ở 2 bên đường để cảnh báo cho người dân về việc không được phép xây dựng trong phạm vi của mốc lộ giới.
Chỉ giới xây dựng được hiểu thế nào?
Chỉ giới xây dựng là một định nghĩa rõ hơn của lộ giới. Đây là đường giới hạn cho phép người dân xây dựng các công trình nhà ở, chỉ giới như một ranh giới cụ thể giúp bạn hoàn toàn yên tâm tiến hành xây dựng nhà hoặc các công trình mà vẫn đảm bảo phù hợp và đúng với những quy định của pháp luật.
Chỉ giới xây dựng có thể trùng với các mốc lộ giới trong trường hợp công trình đó được phép xây dựng sát với lộ giới. Việc xây dựng các công trình trái phép và vi phạm pháp luật sẽ phải chịu những biện pháp xử lý từ phía cơ quan theo quy định. Vậy nên nếu cảm thấy thiếu an toàn và không có kinh nghiệm về vấn đề này bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của nhiều phía khác nhau cũng như những người am hiểu trong lĩnh vực pháp lý nhà đất trợ giúp cho bạn.
Hành lang lộ giới là gì?
Hành lang lộ giới hay còn gọi là hành lang an toàn đường bộ là một khái niệm đã được quy định rõ tại Khoản 5 Điều 3 Luật giao thông đường bộ. Hành lang lộ giới (hành lang an toàn đường bộ) là dải đất trải dọc 2 bên của đường bộ được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cho người dân khi tham gia.
Tiêu chuẩn hành lang lộ giới phù hợp xây nhà
Hành lang lộ giới (hành lang an toàn đường bộ) sẽ tùy thuộc vào độ cao của mỗi nhà mà có khoảng lùi phù hợp được quy định rõ trong Điều 3 Luật xây dựng 2014. Thông thường thì những công trình càng có độ cao thì khoảng lùi lộ giới sẽ lùi sâu hơn. Chính vì vậy người dân cần phải tính toán thật kỹ lưỡng và lựa chọn vị trí sao cho phù hợp nhất với mình để đảm bảo tính an toàn, ổn định lâu dài và bền vững.
Tiêu chuẩn hành lang lộ giới bao gồm những trường hợp cụ thể sau đây:
A. Tiêu chuẩn tuyến đường lộ giới dưới 19m
Nếu như tuyến đường đó lộ giới dưới 19m thì công trình xây dựng tại đó có độ cao dưới 19m sẽ không cần phải cách lộ giới. Có nghĩa là ngôi nhà đó sẽ được phép xây dựng sát vỉa hè.
Nhưng cũng cùng tuyến đường này những công trình có độ cao từ 19 – 22 mét thì phải cách lộ giới 3m.
Nếu công trình có độ cao từ 22 – 25 mét thì phải lùi 4m so với mốc lộ giới
Công trình có độ cao từ 28 mét trở lên thì phải lùi vào 6m.
Như vậy, đúng với quy định công trình càng cao thì khoảng lùi lộ giới càng sâu hơn so với mốc lộ giới.
B. Tuyến đường có lộ giới từ 19 – 22 mét
Nếu tuyến đường có lộ giới từ 19 – 22 mét thì những công trình xây dựng dưới 22 mét không cần phải thụt lùi vào. Nghĩa là ngôi nhà đó cũng được phép xây dựng sát vỉa hè.
Công trình xây dựng cao từ 22 – 25 mét sẽ lùi cách mốc lộ giới là 3 mét
Công trình xây dựng cao từ 28 mét trở lên thì phải cách mốc lộ giới là 6 mét
C. Tuyến đường có lộ giới từ 22 mét trở lên
Những công trình thuộc tuyến đường có lộ giới từ 22 mét trở lên nếu có độ cao thấp hơn 25 mét thì không cần phải cách mốc lộ giới. Nhưng những công trình cao hơn 28 mét thì phải lùi 6m so với mốc lộ giới.
Tóm lại có thể thấy rằng việc xây dựng nhà cách mốc lộ giới bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ cao của từng công trình nhà ở cần xây dựng, độ rộng của tuyến đường lộ giới tại khu vực đó…
Cũng không ít trường hợp người dân thắc mắc nếu mua bán nhà sau thời điểm công bố quy định về phần lộ giới nhưng ngôi nhà đó đã tồn tại trước khi quy định được công bố thì có được bồi thường hay không? Theo luật pháp Việt Nam quy định những trường hợp mua nhà sau thời điểm công bố thì diện tích đất và nhà ở trong phần lộ giới không được phép giao dịch, chuyển nhượng và chỉ được bồi thường 50%. Còn nếu mua bán, chuyển nhượng, tặng, cho bất động sản trước thời điểm công bố quy định lộ giới thì mặc định mức bồi thường là 100%.
Quy định về khoảng lùi xây dựng
Khoảng lùi xây dựng so với lộ giới hoặc chỉ giới xây dựng sẽ được quy định bởi các cơ quan quy hoạch không gian. Chiều cao của các công trình được tính theo và dựa vào chiều rộng của lộ giới tương tự như những nội dung đã được đề cập ở phần trên. Khoảng lùi xây dựng tối thiểu của mỗi công trình được tính theo bề rộng lộ giới đường cũng như chiều cao của các công trình xây dựng tại khu vực đó.
Qua bài viết tổng hợp về khái niệm lộ giới là gì? Chỉ giới xây dựng là gì? Chỉ giới đường đỏ là gì cũng như những quy định về khoảng lùi xây dựng mà nhà lộc phát đã cung cấp thì các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức cần thiết trước khi thực hiện việc mua nhà, xây nhà tránh được những rủi ro không mong muốn có thể phát sinh về sau.