Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất quy định giúp cho chủ hộ có quyền lợi gì? Có thể làm thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ không? Sổ đỏ đứng tên một mình vợ khi bán chồng có phải ký tên hay không? Và cả việc mua bán nhà Võ Thị Sáu Quận 1 có thể làm thủ tục đứng tên sổ đỏ một mình được không sẽ đều được giải đáp ngay tại bài viết dưới đây.
Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất
Theo quy định của Nhà nước về luật đứng tên sổ đỏ mới nhất, từ ngày 29/10/2009 quy thống nhất các loại Giấy chứng nhận thành Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất. Đây được xem là chứng từ có giá trị pháp lý để Nhà nước có thể nhận biết người sở hữu các quyền hạn trên sổ đỏ bạn đang nắm giữ.
Hiện nay, theo từng thời kỳ mà giấy chứng nhận có nhiều tên gọi khác nhau như giấy chứng nhận bất động sản, giấy chứng nhận sở hữu đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất,… Nhưng đều được các dân địa phương gọi chung với tên sổ hồng và sổ đỏ.
Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất có quy định trên sổ đỏ sẽ được ghi chủ sở hữu với hai hình thức là sổ đỏ hộ gia đình và sổ đỏ thuộc cá nhân hay tổ chức. Việc ghi tên vào sổ đỏ thể hiện cho căn cứ xác lập đây là đất nhà bạn, tài sản của bạn cũng như bảo vệ quyền lợi của bạn tránh những ý nghĩ tiêu cực của kẻ xấu. Việc mua bán nhà Trần Quang Khải Quận 1 cũng sẽ được thực hiện các thủ tục đứng tên sổ đỏ, sổ hồng.
Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất về nguyên tắc ghi tên, xác định chủ sở hữu
Vấn đề đứng tên trên sổ đỏ đã được Nhà nước quy định rõ ràng bằng các văn bản pháp luật và đang được chấp hành. Để tránh những trường bị kẻ gian lợi dụng, lừa gạt hay tranh chấp cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu nên luật đứng tên sổ đỏ mới nhất đã được ban hành. Đồng thời, đây là hành động giúp cho các Cơ quan Nhà nước nắm rõ người đang sở hữu miếng đất đó là ai? Đứng tên chỉ một hay hai người? Bởi vì đã từng có rất nhiều trường hợp xảy ra khi bố mẹ chồng đòi đứng tên sổ đỏ miếng đất mà hai vợ chồng vừa cưới mua. Hay các trường hợp về anh em trong nhà và thậm chí là vợ chồng trong việc đứng tên trên sổ đỏ và sổ hồng khi thực hiện thủ tục làm sổ.
Theo Điều 98 Luật Đất đai 2013 đã quy định thì việc đứng tên sổ đỏ có thể đứng tên cùng lúc nhiều chủ đồng sở hữu. Điều đó đã giải đáp cho câu hỏi có thể làm thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ không. Nếu mảnh đất có quá nhiều người đồng sở hữu thì khi thực hiện các thủ tục làm sổ đỏ nên ghi tên tất cả các thành viên cùng sở hữu vào.
Sau khi có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất thì mỗi chủ sở hữu sẽ được cấp một giấy chứng nhận và có quyền sử dụng, định đoạt ngang nhau theo thoả thuận. Còn nếu lựa chọn việc chỉ cấp một giấy chứng nhận duy nhất thì bên chủ sở hữu phải đưa ra được người đại diện sẽ nắm giữ sổ.
Cùng đó, Điều 98 Luật Đất đai 2013 cũng đã quy định về luật đứng tên sổ đỏ mới nhất về việc sở hữu chung của vợ chồng. Nếu đây là tài sản chung của vợ chồng cùng nhau mua hay cùng nhau được trao tặng thì đều có thể thực hiện thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ. Trừ những trường cả hai cùng thoả thuận và mong muốn một trong hai người đứng tên về tài sản đó thì Nhà nước không có quyền can thiệp. Nếu thực hiện các giao dịch trao đổi bất động sản hay bao gồm cả việc mua bán nhà Đề Thám Quận 1 thì đây được xem là tài sản chung của hai vợ chồng sau khi kết hôn.
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình, thì tài sản chung vợ chồng được quy định sau khi kết hôn, mọi tài sản có được đều là tài sản chung. Trừ những trường hợp tài sản được cho tặng hay thừa kế riêng của vợ hoặc chồng. Và cả trường hợp nếu tranh chấp mà không có giấy chứng nhận căn cứ đây là tài sản riêng của chồng hoặc vợ cũng sẽ được xem là tài sản chung. Do vậy, trong trường hợp sổ đỏ chỉ có một người là chồng hay vợ đứng tên cũng chưa thể xác minh được đây là tài sản riêng của vợ hoặc chồng hay là tài sản chung và cần sự xác minh của đôi bên.
Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất về quy định người được phép đứng tên
Bên cạnh những quyền lợi khi đứng tên trên sổ thì vấn đề bao nhiêu tuổi mới được phép đứng tên cũng nhận được đông đảo sự quan tâm. Trẻ em đứng tên trên sổ đỏ có được hay không cũng là một trong những câu hỏi được thắc mắc rất nhiều.
Hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có quy định chính xác nào về độ tuổi cần để có thể thực hiện các thủ tục đứng tên sổ đỏ, sổ hồng. Do đó, ngay cả trẻ em sơ sinh cũng có thể nhận thừa kế hay trao tặng mà đứng tên trên căn nhà hay mảnh đất của mình. Tất nhiên, để làm các thủ tục thì vẫn cần có một người đại diện cho các chủ sở hữu nhỏ tuổi.
Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất hiện nay có quy định khi ghi bất kỳ những thông tin gì về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất với cá nhân, sẽ được ghi trong sổ là “Ông” hoặc “Bà”. Kế đến, chúng ta sẽ ghi đến họ và tên, năm sinh, tên và số giấy tờ người thân ( nếu có ), địa chỉ nhà. Trong đó, các giấy tờ tuỳ thân bao gồm:
- Giấy chứng minh nhân dân (thẻ căn cước) thì ghi: “CMND số:…”;
- Nếu là Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”;
- Nếu trường hợp chưa có CMND/thẻ căn cước thì ghi “Giấy khai sinh số….”;
Như vậy, câu trả lời cho vấn đề luật đứng tên sổ đỏ mới nhất đã được giải đáp phần nào. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào hay mong muốn tìm hiểu thêm các thông tin về bất động sản thì hãy liên hệ ngay cho Công ty Nhà Lộc Phát chúng tôi nhé. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn một cách nhiệt tình cũng như chi tiết nhất cho các khách hàng.