Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản là loại giấy tờ phổ biến được người mua và người bán sử dụng khi mà 2 bên đã thỏa thuận và thống nhất mức giá, bên mua sẽ đặt cọc tiền cho bên bán và hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản sẽ là chứng cứ cho việc làm này.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bạn sẽ cần một hợp đồng nhanh gọn nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ tính pháp lý. Do đó, hôm nay Nhà Lộc Phát sẽ gửi tới quý khách mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản được áp dụng theo Luật Đất Đai mới nhất để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như những lưu ý mà bạn cần quan tâm đến.
Tại sao cần có hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản?
Điều 328 Luật Dân Sự 2015, khái niệm về việc đặt cọc lúc mua bán nhà đất được quy định cụ thể như sau:
- Đặt cọc là việc một bên (gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận cọc) một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý, vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp, hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ trực tiếp khi thực hiện nghĩa vụ giao hết 100% số tiền cho bên bán. Nếu bên đặt cọc từ chối giao dịch, thực hiện theo đúng hợp đồng đề ra thì phần tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận cọc. Ngược lại, nếu bên nhận cọc từ chối giao dịch, thực hiện theo hợp đồng thì phải trả lại phần tài sản đặt cọc và 1 phần tiền tương đương với giá trị tài sản cho bên đặt cọc. Trừ các trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo tính khả thi của giao dịch, cũng như đảm bảo sự ràng buộc về quyền lợi giữa bên mua và cả bên bán, đảm bảo tính minh bạch cho một giao dịch. Và để thúc đẩy tiến trình giao dịch được diễn ra nhanh hơn khách hàng sẽ cần tìm đến một hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản.
Hợp đồng đặt cọc mua nhà đất đơn giản có thật sự cần thiết?
Nhà đất là loại hình bất động sản có giá trị cao lên đến hàng tỷ thậm chí là hàng chục tỷ đồng. Chính vì vậy, khi giao dịch việc có một hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản giữa 2 bên là thật sự cần thiết.
Việc thỏa thuận bằng miệng sẽ không đủ tính thiết thực và không được pháp luật bảo vệ nếu 2 bên xảy ra tranh chấp. Nên khi đặt cọc mua nhà đất chúng ta BẮT BUỘC phải có hợp đồng đặt cọc mua nhà đất rõ ràng để tăng tính minh bạch trong giao dịch.
Và bên cạnh đó, hợp đồng đặt cọc mua nhà đất đơn giản không chỉ đóng vai trò tạo sự tin tưởng giữa các bên mà còn là bằng chứng pháp lý giúp bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc giảm thiểu các rủi ro như mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra.
Những lưu ý khi tiến hành hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản
Hợp đồng đặt cọc mua nhà đất bị vô hiệu hóa khi
Hợp đồng đặt cọc nhà đơn giản đã có đầy đủ các điều khoản pháp lý nhưng bạn vẫn cần xem xét các yếu tố sau đây để tránh việc bị vô hiệu hóa khi hợp đồng đã được ký kết:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự cùng năng lực hành vi dân sự phù hợp với các hoạt động mua bán, giao dịch dân sự được phép thành lập.
- Chủ thể phải tự nguyện tham gia vào giao dịch dân sự
- Mục đích cùng nội dung giao dịch dân sự không được vi phạm các điều cấm kỵ của pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội.
Như vậy, nếu như hợp đồng không đáp ứng được các điều kiện về chủ thể, hình thức, nội dung nêu trên thì dù đã ký kết, hợp đồng vẫn bị xem là vô hiệu hóa.
Lưu ý khi điền thông tin vào mẫu giấy đặt cọc
Khi điền thông tin vào mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất đơn giản phải đảm bảo ghi đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân của người đặt cọc và người nhận cọc. Đặc biệt, thông tin về thửa đất cùng tài sản gắn liền đất phải chính xác về diện tích đất, nguồn gốc, mục đích sử dụng…
Số tiền giao nhận cọc phải ghi rõ ràng cùng đơn vị tính là Việt Nam Đồng hoặc ngoại tệ. Ngoài ra, theo quy định của Luật Dân Sự tài sản đặt cọc bên cạnh tiền thì vẫn có thể sử dụng thêm các kim loại quý, đá quý hoặc vật phẩm có giá trị khác tương đương như kim cương, vàng…
Hướng dẫn cách điền biểu mẫu
Mục Bên đặt cọc: bên đặt cọc hay sẽ là bên mua nhà đất. Mục này cần phải ĐƯỢC ghi đầy đủ chính xác thông tin về Họ và Tên, năm sinh, số CMND hoặc căn cước công dân, hộ chiếu kèm theo nơi cấp, ngày tháng cấp và địa chỉ hộ khẩu thường trú.
Mục Bên nhận đặt cọc: Bên nhận đặt cọc sẽ là bên bán nhà đất trong hợp đồng mua bán nhà đất. Tương tự bên đặt cọc cũng phải nêu rõ thông tin về họ tên, năm sinh, số CMND hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu có kèm theo ngày tháng cấp, cơ quan cấp… địa chỉ hộ khẩu thường trú.
Mục Số tiền: Đây là mục quan trọng nhất trong hợp đồng đặt cọc mua nhà đất đơn giản. Do đó, cần ghi rõ ràng số tiền đặt cọc bằng số lẫn bằng chữ.
Ví dụ: Số tiền là 500.000.000 đồng (Bằng chữ là: năm trăm triệu đồng chẵn)
Ngoài ra, còn nêu cách xử lý số tiền này như thế nào
Ví dụ: Số tiền này sẽ được trừ vào tiền mua bán nhà đất sau khi cả 2 bên thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất theo đúng quy định pháp luật.
Mục Lý do đặt cọc: Vì đây là giấy chứng nhận giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất nên lý do sẽ để là chuyển nhượng tài sản nhà đất vào ngày… Trong mục này có thể nêu qua thông tin nhà đất mà 2 bên dự định mua.
Mục Thời hạn đặt cọc: Nêu rõ thời gian đặt cọc là bao nhiêu ngày, tháng, năm và bao gồm cả thời điểm bắt đầu đặt cọc cho đến khi kết thúc.
Ví dụ: 5 ngày kể từ ngày 24/9/2020 đến ngày 29/9/2020
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản mới nhất
Trên đây là toàn bộ các thông tin về mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản mà bạn cần biết. Cũng như mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản mới nhất 2020. Chúc các bạn thành công trong việc mua bán nhà.