Có một ngôi nhà riêng là mơ ước của nhiều người đặc biệt là các gia đình trẻ hiện nay. Họ đã tiết kiệm tiền, dành dụm tiền thậm chí là cố gắng chi tiêu hợp lý nhưng vẫn khó lòng thực hiện được mơ ước. Bởi lẽ nếu không có kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thì việc để dành tiền mua nhà từ hồi đầu tháng đến cuối tháng cũng sẽ về con số 0 tròn trĩnh. Vậy làm thế nào để có kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà?
Hãy cùng Nhà Lộc Phát tìm hiểu ngay 16 lời khuyên để bạn có thể tiết kiệm tiền mua nhà nhanh chóng và hiệu quả nhất do các chuyên gia tư vấn tài chính hàng đầu trong và ngoài nước chia sẻ…
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ nhất: Lập bảng kế hoạch chi tiêu
Để có thể tiết kiệm tiền mua nhà thì điều đầu tiên nên làm đó là có bảng kế hoạch chi tiêu rõ ràng, hẳn hoi. Tức có nghĩa là số tiền chi tiêu sinh hoạt trong một tháng của bạn phải luôn nhỏ hơn số tiền bạn thu nhập được. Việc tiến hành lập bảng kế hoạch chi tiêu được xem như một trong những cách dành dụm tiền hiệu quả, dễ dàng quản lý tài chính của bản thân.
Thông qua bảng kế hoạch này, bạn có thể xác định rõ ràng một tháng bạn cần tiền chi tiêu cho các công việc gì. Từ đó cắt giảm và bỏ đi các khoản chi tiêu không hợp lý, không thật sự cần thiết.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ hai: Có kế hoạch tiết kiệm mua nhà dài hạn
Những kỳ vọng về việc mua nhà vượt quá mức cho phép đã khiến không ít gia đình trẻ rơi vào cảnh quay cuồng, khủng hoảng tài chính trong việc chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày. Mà quên mất rằng, ý nghĩa quan trọng nhất của ngôi nhà không phải là vẻ bề ngoài mà chính là phục vụ chất lượng cuộc sống, tăng thêm phần hạnh phúc cho cả gia đình.
Do đó, sau khi đã lập bảng kế hoạch chi tiêu hàng tháng thì bạn phải có phương án cũng như cách tích lũy tiền dài hạn, chăm chỉ làm việc, gia tăng thu nhập, không tiêu hoang, xài phí mà vẫn đảm bảo cuộc sống diễn ra bình thường, không bị xáo trộn.
Theo các chuyên gia, không phải cứ tiết kiệm tiền mua nhà càng nhiều là càng tốt mà tay vào đó bạn chỉ nên dành dụm tiền từ 20 – 30% tổng thu nhập.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ ba: Đảm bảo cân đối tài chính cho các khoản chi tiêu hàng tháng
Sau khi đã có bảng kế hoạch chi tiêu, phương án tích lũy tiền dài hạn thì điều bạn cần làm tiếp theo là tuân thủ và thực hiện đúng như những kế hoạch đã đề ra. Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn của các hóa đơn điện, nước hàng tháng. Tuyệt đối không sử dụng lố vào phần tiền của tháng tiếp theo.
Hướng dẫn tiết kiệm chi tiêu hiệu quả và nhanh nhất
Hãy đảm bảo mọi thứ được cân đối. Đừng vì suy nghĩ làm sao có tiền mà tiết kiệm chi tiêu quá mức dẫn đến tình trạng thiếu thốn và áp lực. Hãy ghi nhớ rằng luôn duy trì thói quen chi tiêu hợp lý và đi theo kế hoạch tiết kiệm tiền đã đề ra chắc chắn bạn sẽ đạt được dự định.
Kinh nghiệm tiết kiếm tiền mua nhà thứ tư: Xác định mục tiêu tài chính rõ ràng
Cách để dành tiền nhanh nhất đó là bạn phải xác định được các mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn của bản thân. Mục tiêu dài hạn của bạn là mua nhà, mua đất thì bạn phải chia nó ra thành các mục tiêu nhỏ và ngắn hạn hơn. Đây là cách để bạn có động lực liên tục trong việc tiết kiệm tiền.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ năm: Không tiêu xài hoang phí, bốc đồng
Một trong các nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại trong cách tiết kiệm tiền mua nhà đó là việc tiêu xài hoang phí, bốc đồng không có kế hoạch từ trước hoặc không làm theo những gì đã đề ra.
Thông thường, các khoản chi tiêu này là do phát sinh đột ngột, bạn không có nhiều thời gian để xem xét, cân nhắc. Từ đó, dễ chi tiêu vượt quá khoản ngân quỹ đã định sẵn. Theo các chuyên gia tư vấn tài chính về việc hướng dẫn cách tiết kiệm tiền đó là bạn nên chủ động hơn trong việc lập kế hoạch cho các khoản mua sắm, du lịch, tiệc tùng, quà cáp… Nếu có thể chủ động trong tài chính hơn bạn cũng sẽ dễ dàng cân đối các khoản chi và giữ chúng luôn ở mức kiểm soát, cho phép.
Đồng thời, bạn cũng sẽ có thời gian chuẩn bị, lên kế hoạch tiết kiệm tiền đúng cách cho các khoản này. Việc có kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn có thời gian xem xét, lựa chọn các sản phẩm quà cáp có giá tốt và phù hợp.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ sáu: Chi tiêu trong khả năng bản thân
Cách chi tiêu hợp lý và tiêu xài hoang phí rõ ràng là hai thái cực trái ngược nhau. Chắc chắn, bạn chẳng thể nào tiết kiệm tiền hiệu quả nếu như trong phút chốc vì sĩ diện, bốc đồng mà chấp nhận bỏ ra số tiền lớn, để mua sắm một món đồ nào đó không cần thiết ở thời điểm hiện tại (chẳng hạn điện thoại đời mới, xe mới…). Đây cũng là sai lầm điển hình nhất mà nhiều bạn trẻ đang mắc phải.
Việc chi tiêu trong khả năng của bản thân sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn. Không rơi vào tình trạng thiếu trước hụt sau, dùng khoản ngân sách này lắp vào khoản khác. Thậm chí tệ hơn là xài luôn ngân sách của tháng kế tiếp.
Lời khuyên dành cho bạn đó là nếu cảm thấy mình là một người hay có thói quen chi tiêu quá đà thì hãy hạn chế hoặc tốt nhất là không nên xài thẻ tín dụng. Thay vào đó là sử dụng tiền mặt và tập thói quen tính toán, tổng kết, kiểm tra lại tiền sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý và là cách dành dụm tiền tốt nhất.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ bảy: Sử dụng thẻ tín dụng hợp lý
Thẻ tín dụng ra đời như một giải pháp cho nhiều người. Nhưng khi lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng bạn phải hết sức cẩn thận xem xét khả năng thanh toán, chi trả của bản thân, nếu không muốn mắc phải một cục nợ với số tiền lãi cao ngất ngưỡng.
Các chuyên gia tư vấn tài chính khuyên bạn bí quyết tiết kiệm tiền đó là nên nghiên cứu, tìm hiểu các chương trình khuyến mãi, tận dụng cơ hội giảm giá để mua sắm, tiêu dùng.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ tám: Luôn có khoản tiền dự phòng
Cho dù bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý đến đâu, kỹ càng đến mấy nhưng cũng có lúc sẽ gặp phải những khoản chi phí phát sinh mà bạn không ngờ và không thể né tránh như đau ốm, bệnh tật… Để tránh vay mượn từ bạn bè, người thân, thẻ tín dụng thì bạn nên có một khoản tiền để riêng dự phòng cho tình huống này.
Khoản tiền này không phải là tiền gửi tiết kiệm mà bạn có thể linh động sử dụng bất cứ lúc nào khi cần đến. Và điều hiển nhiên, sau khi dùng khoản tiền dự phòng này bạn cũng phải có kế hoạch để bổ sung lại chúng.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ chín: Chuẩn bị kế hoạch cho việc nghỉ hưu
Người thành đạt luôn có những cách tiết kiệm tiền thông minh, đó là có một kế hoạch về lâu dài không chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm tiền mua nhà mà còn là tiết kiệm cho chính cuộc đời của mình. Ví dụ cụ thể Ông Như Nguyễn Hà Đông – Cha đẻ của Game Flappy Bird từng tạo nên cơn sốt trên toàn cầu đã lập kế hoạch về hưu cho bản thân mình với số tiền là 1.1 triệu USD.
Việc đặt ra mục tiêu cuộc đời sẽ tạo động lực thúc đẩy bạn không ngừng làm việc gia tăng thu nhập, tiết kiệm tiền đúng cách và tích lũy cho cuộc sống sau này.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ mười: Hạn chế các khoản chi không thật sự cần thiết
Như đã đề cập từ đầu bài viết đến giờ cách tiết kiệm tiền để mua nhà là bạn cần phải hạn chế những khoản chi không cần thiết. Thực tế, có những khoản bạn phải chi trả rất vô lý mà hoàn toàn có thể tiết kiệm được mỗi tháng. Chẳng hạn các ngân hàng hiện nay đều có hệ thống tra cứu trực tuyến thay vì bạn phải tốn một khoản tiền để trả cho dịch vụ SMS Banking.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ mười một: Gia tăng tích lũy bằng năng lực bản thân
Ngoài việc, tiết kiệm và chi tiêu hợp lý thì bạn cũng nên nghĩ tới việc làm sao để có tiền nhanh nhất như là tìm kiếm công việc làm thêm hay đầu tư sinh lợi nhuận từ số vốn đang có cũng là cách để giúp bạn tiến đến gần hơn trong việc mua nhà.
Bên cạnh các công việc hành chính , hãy cân nhắc và chọn lựa một công việc parttime thật sự phù hợp với mình. Bạn có thể tham khảo một số công việc bán thời gian như nhận xử lý giấy tờ, hóa đơn tại nhà, công tác viên content nếu bạn là người yêu thích viết lách, bán hàng kinh doanh online qua các kênh facebook, instagram, zalo… Hoặc góp vốn đầu tư cùng bạn bè, người thân.
Khoản thu nhập phụ này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian thực hiện ước mơ mua nhà, mơ mua đất. Đồng thời, khi có hai nguồn tiền sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng lo âu trong việc chi tiêu và tiết kiệm.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ mười hai: Lựa chọn ngôi nhà phù hợp tài chính
Trước khi quyết định mua nhà, mua đất bạn cần cân nhắc mức tài chính bản thân mình đang có. Chẳng hạn, bạn có mức tích lũy tiền trong 3 năm là 800 triệu thì có thể lựa chọn một ngôi nhà hoặc mảnh đất có giá trị tương đương hoặc có giá trị cao hơn một ít từ việc mua nhà trả góp.
Nếu không thích áp lực từ việc trả nợ bạn có thể mượn từ bạn bè, người thân gia đình để có thêm một khoản nhỏ trước khi mua nhà.
Bạn có thể chọn ngôi nhà xa trung tâm thành phố, diện tích vừa phải không quá rộng nhưng cuộc sống bạn sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu hơn. Nếu lựa chọn mua nhà từ việc trả góp bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng các vấn đề pháp lý của dự án, ngân hàng bạn phải trả nợ, mức lãi suất trong thời gian trả nợ… Ngân hàng có cam kết việc thanh toán trước hạn không bị phạt hay không? Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính cũng như cuộc sống của gia đình bạn trong tương lai.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ mười ba: Đừng bỏ qua các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ
Khi bạn nhận một số tiền thưởng như thưởng tết, thưởng quý, thưởng năm, thưởng tháng… Hãy dùng 50% số tiền đó để bỏ vào tài khoản tiết kiệm. Bạn chớ coi thường các khoản nhỏ lẻ này nhé bởi đây là một trong những cách tiết kiệm tiền hiệu quả bất ngờ mà bạn không nghĩ đến đấy.
Có thể về giá trị chúng không lớn nhưng lâu ngày từ nhỏ sẽ thành đại, chắc chắn khi đấy bạn sẽ bất ngờ với những gì mình đang có. Chưa kể việc tiết kiệm tiền nhỏ lẻ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến các khoản thu – chi hàng ngày của bạn.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ mười bốn: Tự săn lùng nhà để tiết kiệm tiền cho môi giới
Bạn không nên quá trông chờ vào lời nói của các cò đất hay môi giới. Nếu có thời gian hãy tự mình tìm hiểu và xem những ngôi nhà giá rẻ đang rao bán. Nếu chịu khó săn lùng thật nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn thông tin, quan sát các tờ rơi, lục lọi thông tin từ internet…bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ngôi nhà phù hợp với mình.
Theo những người có kinh nghiệm, để mua được nhà nhanh, có giá hợp lý bạn phải vận dụng hết mọi mối quan hệ để có nhiều thông tin tốt nhất. Không ít người rủ tai nhau một bí quyết là hãy làm thân với các nhân viên ngân hàng. Có rất nhiều ngôi nhà bị ngân hàng siết nợ nên bán với giá cực rẻ.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ mười lăm: Chia sẻ kế hoạch mua nhà, tận dụng sự giúp đỡ của người thân
Bạn hãy chia sẻ dự định mua nhà cũng như kế hoạch cuộc đời mình cho bạn bè, người thân thiết nghe để mọi người thấu hiểu cũng như giúp bạn có thêm kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà bằng các lời khuyên, giúp đỡ bạn thực hiện kế hoạch và thông cảm cho bạn các khoản quà cáp trong các ngày lễ hay dịp đặc biệt nào đó.
Nếu nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè đừng nên suy nghĩ quá nhiều mà hãy tận dụng nó. Bởi lẽ thay vì phải trả tiền ngân hàng với lãi suất cao thì nếu vay mượn từ bạn bè, gia đình người thân. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản phí và hãy dùng số tiền đó trả nợ.
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà thứ mười sáu: Chấp nhận một căn nhà thực tế không như mơ ước
Tâm lý chung của nhiều gia đình trẻ là có con rồi mới mua nhà, ổn định mới dám tính việc lớn. Đây là suy nghĩ sai lầm bởi nếu cứ chần chừ thì khi nào bạn mới có một nơi an cư?
Chưa kể để tiết kiệm một số tiền lớn mua nhà là không hề dễ dàng, chưa kể nếu chỉ nhắm vào những ngôi nhà gần trung tâm, diện tích to, khang trang thì bạn còn phải chịu cảnh ở nhà trọ dài dài.
Thay vào đó, hãy học cách chấp nhận một căn nhà không như mơ ước, có thể không mới, không rộng nhưng bạn hoàn toàn khắc phục được bằng cách sơn sửa, sắp xếp lại nội thất… Cũng chẳng có gì đáng ngại nếu nhà xa trung tâm bởi bạn còn trẻ việc đi lại có gì khó khăn, mọi chuyện rồi sẽ vào guồng quay. Khi đã tiết kiệm được số tiền lớn hơn thì việc đổi nhà khác cho rộng, gần trung tâm cũng chưa muộn.
Bạn đang theo dõi bài viết 16 kinh nghiệm tiết kiệm tiền mua nhà nhanh nhất. Đừng quên ghé thăm Nhà Lộc Phát để cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé!